Để được một máy tính phù hợp với nhu cầu bạn nên biết được các thông số kỹ thuật của máy. Bài viết này xin được chia sẻ với bạn cách đọc thông số trên laptop.
Bài viết liên quan:
Ý nghĩa của các thông số trên CPU
- Name: Đây là tên của một chip xử lý Ví dụ như : Intel Core i7 4470.
- Code name:Đây được gọi là kiến trúc của CPU
- Packpage:Packpage được coi như là Socket của CPU, đây là một thông số khá quan trọng mà bạn cần phải chú ý khi muốn nâng cấp CPU của máy tính mình
- Technology: Technology ám chỉ đến kích thước của Transistor. Bạn nên chú ý rằng kích thước của Transistor càng nhỏ thìđồng nghĩa của nó là sẽ khiến cho CPU của laptop chạy càng mát
- Core Speed: Core Speed được hiểu theo ngôn ngữ của máy tính là xung nhịp của chíp CPU, Core Speed cũng có thể gọi là tốc độ của CPU.
- Core Voltage: Core Voltage là chỉ cho điện áp cho nhân của CHIP. Ngày nay, các dòng chíp thường thường tự điều chỉnh xung nhịp và điện áp tiêu thụ giúp cho bạn có thể tiết kiệm điện năng hơn
- Specification: Specification là thông số thể hiện tên đầu đủ của CPU mà laptop bạn đang sử dụng
- Stepping: Stepping thông số này là một phần quan trọng, nhờ có nó bạn có thể biết các đợt chip được tung ta ngoài thị trường.
- Revision: Revision là thông số giúp ghi thông tin của phiên bản, nó cũng tương tự như ở thông số của Stepping.
- Instructions: Instructions Ở đây là thông số ghi các tập lệnh để Chip xử lý.
- Core Speed: Core Speed là chỉ thông số xung nhịp của CPU, để tiết kiệm điện năng thì xung nhịp này thường xuyên dao động .
- Cores và Threads: Đây là thông số chỉ mục số nhân và số luồng của CPU. Hai số này thường là số chẵn mà hay được dân kĩ thuật gọi là CPU 4 nhân, CPU 6 nhân…
- Level 2: Đây là nói về việc chứa nội dung thông số về bộ nhớ đệm, đặc biệt thông số càng cao thì CPU lại càng ít bị mắc tình trạng tình trạng nghẽn dữ liệu
Ý nghĩa các thông số trên RAM:
- Type: Type là loại thông số dùng để chỉ loại RAM hay còn gọi là đời RAM đang được sử dụng trên máy tính của bạn
- Size: Khi bạn xem thông số Size bạn sẽ thấy được tổng dung lượng RAM trên máy của mình
Ý nghĩa số khe cắm RAM ( thông số SPD):
- Slot#2: Khi bạn nhấn mũi tên thả xuống sẽ hiển thị về thông số số lượng khe cắm RAM. Ở các máy tính thường sẽ có 2 hoặc 4 khe cắm Ram. Slot#2 được hiểu là thanh RAM đang cắm ở khe thứ 2.
- DDR3: Thể hiện thông tin về kiểu Ram, có các kiểu RAM như DDR2, DDR33333..
- Module Size: Khi quan sát nội dung này b sẽ biết được dung lượng RAM ở khe cắm đang xem. Đơn vị là MB (1GB = 1024MB). Ví dụ ở đây là máy đang sử dụng thanh ram 4GB.
- Max Bandwidth (Tốc độ băng thông tối đa): Thực chất đây đề cập thông số về bus RAM. Khi nhân phần xung nhịp trong ngoặc đơn với 2 là sẽ ra bus của RAM hiện tại. Ví dụ: 667Mhz x 2 = 1334 >> Bus RAM là 1334
- Manufacturer: Đơn giản đây là tên của hãng sản xuất.
Ý nghĩa các thông số trên Mainboard:
- Manufacturer: Tên của nhà sản xuất ra mainboard sẽ được ghi ở đây (ví dụ một số tên các nhà sản xuất: Gigabyte, Asus, Foxconn…)
- Model: Model của mainboard sẽ được thể hiện ở vị trí này. Đây là một thông tin vô cùng quan trọng phục vụ trong quá trình tìm kiếm driver, bạn sẽ không phải mất thời gian mở từng thùng máy để xem trực tiếp. Bên cạnh có ghi 1.0 là thông tin phiên bản, phiên bản càng cao thì càng tốt.
- Chipset: Tại đây sẽ có thông tin về chipset của main. Ví dụ: 945, 965, G31, G41, H61…
- BIOS: Các thông tin về hãng sản xuất BIOS như ngày tháng sản xuất và Version của BIOS.
- Graphic Interface (Giao diện đồ họa): Nó cho bạn biết các thông tin về khe cắm card đồ họa trên mainboard, có 2 bản chuẩn nhất hiện nay là AGP và PCI-Express x16.
- Width: Hiển thị độ rộng của băng thông.
Graphics – Xem thông tin về cạc đồ họa với CPU-Z:
- Display Device Selection: Phần này là nơi ghi card của máy .Có 2 trường hợp xảy ra: nếu phần này sáng thì ở đây có nhiều card và bạn cần chọn một card phù hợp, còn nếu ở đây không sáng và mờ như hình thì tại đây chỉ có 1 card.
- Name: Hãng sản xuất ra CHIP sẽ được để ở vị trí này và hiện nay phổ biến nhất là Ati và Geforce
- Code name: Nó hiển thì tên đồ họa mà máy bạn đang dùng.
- Size: Chỉ dung lượng của đồ họa
Technology: Tương tự như ở CPU thì thông số này càng nhỏ càng tốt.
Type: Thể hiện kiểu xử lý, ví dụ một số kiểu như sau: 64-bit, 128-bit, 256-bit. Card của bạn càng cao cấp và xử lý đồ họa tốt thì thông số ở đây sẽ càng cao.
Sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ có thêm những hiểu biết và từ đó có sự lựa chọn máy phù hợp cũng như chọn mua linh kiện thay thế phù hợp với laptop của mình.
* Sinhvienshare sẽ không đăng các bình luận chửi bây, vi phạm thuần phong mỹ tục, công kích và xúc phạm cá nhân tổ chức, không liên quan đến nội dung bài viết, bình luận của seeder.